Sơn chống gỉ, chống cháy cho kết cấu thép.
Sơn chống rỉ là loại sơn lót dùng để bảo vệ các bề mặt sắt thép không bị ăn mòn, rỉ sét bởi những tác động của môi trường xung quanh.
Thành phần của sơn chống gỉ gồm:
Nhựa sơn alkyd
Bột màu và bột độn
Dung môi white spirit
Oxit sắt
Các chất phụ gia
Định mức : Phủ được từ 10m2-12m2/ lít/ lớp
Sơn chống gỉ có hai loại chính là:
Sơn chống gỉ 1 thành phần còn gọi là sơn Alkyd. Đặc điểm của sơn chống rỉ alkyd là giá rẻ, dễ thi công, có thể dùng xăng để pha sơn khi thi công. Sơn chống rỉ 1 thành phần có màu ghi xám,đỏ và nâu đỏ.
Sơn chống gỉ hai thành phần còn được gọi là sơn epoxy, với khả năng chịu mài mòn và va đạp tốt, chịu được thời tiết hay hóa chất, chống ăn mòn kim loại, chống thấm, chống thẩm thấu nước qua các khe hở nhỏ nên được sử dụng cho những công trình đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật như hệ thống cầu cống, kết cấu kiện nhà xưởng, nhà công nghiệp, hệ thống máy móc, những công trình sắt thép ngoài biển, dùng cho môi trường nước biển như tàu thủy, tàu biển, v.v. Sơn chống rỉ 2 thành phần thì có màu sắc đa dạng hơn sơn chống rỉ 1 thành phần, ngoài các màu xám ghi, nâu đỏ và đỏ thì còn có màu xanh, màu nhũ bạc và màu xám bạc.
Cách Pha sơn chống gỉ
Nếu thi công bằng chổi thì pha khoảng 5% với lượng sơn chống rỉ. Còn thi công bằng súng phun sơn ta có thể pha loãng hơn 1 chút khoảng 10% theo thể tích khuấy đều trước khi sử dụng.
Thời gian thi công: lớp 1 cách lớp 2 khoảng 6 đến 8 giờ để đảm bảo đúng kỹ thuật.
Quy trình sơn chống rỉ thì chỉ cần phủ lên bề mặt cần sơn, nhiều khi không cần sơn lót mà dùng lớp phủ luôn, quy trình chuẩn là phủ 02 lớp, còn dòng sơn epoxy chống rỉ bắt buộc sử dụng sơn lót epoxy rồi mới phủ hoàn thiện, nếu sử dụng chống rỉ ngoài trời phải dung sơn gốc polyurethane để kháng tia UV…
Bước 1: Tạo nhám bề mặt sắt thép bằng máy bắn hạt cát
Bước 2: Sơn 01 lớp sơn lót epoxy, thi công bằng máy phu hoặc quyets cọ, ru lô chuyên dụng
Bước 3: Phủ 01 lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện, trộn đều 2 thành phần trong vòng 5 phút rồi dùng máy phun, phun lên bề mặt đã lót epoxy
Bước 4: Chờ khô rồi xả nhám trên bề mặt đã lăn lớp middle top trên, sau đó tiến hành sơn phủ hoàn thiện…
Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt cần phòng chống cháy tùy theo thời gian yêu cầu có thể 90 phút – 120 phút hoặc 150 phút. Là loại sơn hệ nước được chế tạo từ vật liệu Nano với kích thước 30 – 40nm liên kết chéo với các hợp chất vô cơ đặc biệt, tạo thành một thành trì ngăn cản Oxy trong không khí tiếp xúc với ngọn lửa và bề mặt vật liệu đang cháy làm cho quá trình chống cháy dài hơn và ngăn cản khói gây ngạt cho người và động vật.
Thành phần: Acrylic, sơn phủ epoxy, vỏ trấu, Alkyd,…
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy khi xảy ra hỏa hoạn:
Ở nhiệt độ 150oC, chất xúc tác bắt đầu phản ứng tạo ra Acid Photsphoric.
Tại nhiệt độ >300oC màng sơn sẽ phát ra các loại khí không bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong, có hiệu quả cách nhiệt cao.
Khi nhiệt độ lên đến 500oC Borat kẽm và Hydroxit nhôm sẽ kết hợp với nhau tạo thành một chất giống như gốm.
Ở nhiệt độ cao hơn quá trình carbon hóa tạo ra tạo thành một lớp cách ly với bề mặt làm giảm nhiệt độ.
Quá trình mềm của nhựa Binder Nano Silicat và các Polymer hệ nước tạo nên một lớp sơn gốm chắc, chống mài mòn, độ cứng ≥ 2H, chịu nhiệt ≈ 10000C, chúng vừa đóng vai trò làm giảm nhiệt độ bề mặt gỗ, sắt thép, vừa làm chất kết dính. Chất kết dính này trong quá trình mềm sẽ tạo ra một lớp vỏ giãn nở gấp 80 lần, xảy ra trên toàn bộ bề mặt sơn. Khí CO2 tạo ra sẽ được giữ lại không bị thoát ra ngoài.
Đặc điểm của sơn chống cháy
Thời gian chống cháy kéo dài 4 – 6 tiếng
Chịu được nhiệt độ từ 800 đến 1300oC.
Sơn hệ nước, dễ thi công, nhanh khô (chỉ khoảng 1 – 2 giờ)
Có thể sơn lên gỗ, giấy, bê tông cốt thép, khung thép, tường xi măng, trần nhà.
Sau khi cháy sẽ giảm bớt nhiều tro bụi do các vật liệu cháy để lại so với sơn chống cháy phồng “INTUMESCENT” thông thường để lại (nguyên nhân khiến chúng ta phải tốn nhiều chi phí cho vệ sinh, sửa chữa)
Giảm khói bụi nguyên nhân chính gây nên gây ô nhiễm, ngạt thở dẫn đến tử vong khi cháy.
Giúp kết cấu sắt thép bên trong không bị mềm ra khi nhiệt độ lên cao đến hàng ngàn độ.
Có thể sơn trực tiếp lên cho sắt thép mà không cần sơn lót chống gỉ.
Có thể dùng được cho cả trong nhà và ngoài trời.
Không được sơn lên chống gỉ gốc Alkyd vì đây là sơn dung môi, cháy rất nhanh và E6 bám không chắc lên bề mặt Alkyd.
Có thể sơn lên các chi tiết dễ bắt lửa của ôtô, xe máy và nhiều bề mặt khác nhằm phòng rủi ro cháy nổ.
Định mức của sơn chống cháy:
Với độ dày 2mm: 1kg/1m2.
Với độ dày 1 – 1.5 mm: 1kg/1-1.5m2.
Hướng dẫn sử dụng sơn chống cháy
Dụng cụ: Rulô, chổi cọ, súng phun.
Chuẩn bị bề mặt:
Tất cả các bề mặt phải khô và làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc, sơn cũ.
Thi công:
Phủ 03 lớp với độ dày từ 2 – 3mm. Mỗi lớp cách nhau 8-12 giờ, tùy theo nhiệt độ và độ ẩm trong không khí.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng sơn chống cháy
Thi công trong điều kiện nhiệt độ trên 30oC và độ ẩm từ 60-80% để có độ bám dính tốt nhất.
Không được thi công lúc trời mưa.
Miêu tả ngọn lửa khi cháy:
Quá trình chống cháy của sơn phồng bắt đầu ở nhiệt độ 2000C.
Các giai đoạn chính khi đưa khối vật liệu đã sơn chống cháy vào ngọn lửa và sơn bắt đầu phồng như sau:
Thành phần nhựa trong sơn mềm ra, các phản ứng hóa học dễ dàng xảy ra trên bề mặt sơn đã mềm của khối vật liệu.
Lớp nền bắt đầu tạo bọt, bề mặt vật liệu khi đó đạt 250-3000C.
Lớp sơn hình thành bọt đạt số lượng cực đại.
Bọt phát triển và bắt đầu hướng vào trong bề mặt.
Quá trình tạo bọt xong thì các lớp tro được tạo thành.
Tiêu chuẩn hoàn thiện:
Với độ dày 2mm, lớp sơn có khả năng chịu cháy trong thời gian 2-3 giờ.
Với độ dày 3mm, lớp sơn có khả năng chịu cháy trong thời gian 3-4 giờ.