NHÀ LẮP GHÉP

Published by Admin on

  • khái niệm-cấu tạo-ưu điểm-ứng dụng- các bước xây dựng
  • ưu điểm
  • Nhược điểm
    1. Ứng dụng: phù hợp với mọi công trình và đang được sử dụng rất nhiều làm nhà điều hành công trường, nhà ở công nhân, nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà trọ, khu biệt thự resort, nhà kho, phòng sạch – kho lạnh, siêu thị, phòng khám, nhà hàng, xây dựng nhà nổi trên mặt hồ hoặc các vùng ngập nước, vùng có nền đất yếu. Xây dựng trường học dành cho các học sinh khu vực vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn trong việc di chuyển vật liệu xây dựng truyền thống.phương pháp thi côngNhà lắp ghép hay còn gọi là nhà vật liệu nhẹ, nhà khung thép, được thiết kế bền, và kiên cố màu sắc đẹp, tính thẩm mỹ cao.

      Nhà khung thép lắp ghép được tạo ra với mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về mặt kết cấu lẫn độ an toàn cũng như  khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Ngoài ra, việc thi công nhà lắp ghép rất nhanh chóng và chính xác do đã thiết kế sẵn và chỉ lắp dựng tại công trường.

      Cấu tạo hệ khung nhà lắp ghép:

      1. Nền móng: Sử dụng giải pháp móng đơn tại các vị trí chân cột. Đổ giằng bê tông cốt thép xung quanh nhà.
      2. Cột và dầm thép: Các nhà khung thép có khẩu độ nhịp lớn, kết cấu khung được làm từ thép tổ hợp chữ I. Các thép tấm với độ dày khác nhau được gia công tại nhà máy, tạo thành các kết cấu theo bản vẽ thiết kế.

      Đối với các kiểu nhà nhịp nhỏ, cột thép thường được làm bằng tổ hợp thép 2C mạ kẽm.

      1. Vì kèo: Sử dụng thép hộp được liên kết với cột, dầm thép bằng bulong và bản mã.
      2. Xà gồ mái: dùng thép dập nguội tạo hình chữ C, hoặc Z

      Phần khung nhà lắp ghép được gia công trước tại nhà máy, được chia nhỏ thành các cấu kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lắp ráp tại công trình. Hoặc nếu địa hình không cho phép thì có thể vận chuyển vật liệu thủ công.

      1. Tường bao quanh: Đối với các công trình có yêu cầu về an ninh nên sử dụng tường bao che bằng các vật liệu nhẹ như gạch bê tông nhẹ- giá cả thấp hơn gạch đỏ truyền thống. Đối với các công trình tạm thời, để giảm chi phí xây dựng, có thể sử dụng các tấm panel nhẹ, cách âm, cách nhiệt để thay thế tường xây.
      2. Vách ngăn phòng: Tấm vách ngăn cemboard chống cháy, chịu nước, cách âm.
      3. Trần nhà khung thép: Trần thạch cao khung xương, trần panel tùy theo yêu cầu của khách hàng.
      4. Sàn nhà khung thép lắp ghép có thể dùng tấm sàn bê tông nhẹ lắp ghép, hoặc đổ sàn bê tông tại chỗ. Bề mặt sàn hoàn thiện dùng các tấm sàn ceamboad, ván gỗ công nghiệp, sàn gỗ công nghiệp, hoặc lát gạch truyền thống.
      5. Mái nhà khung thép: Dùng tấm panel tôn Pu PP hoặc tấm panel tôn xốp tôn cách âm, cách nhiệt, hoặc tấm tôn giả ngói kiểu biệt thự với màu sắc đa dạng.
      1. Hệ thống cầu thang thép: cầu thang thép kết nối hai tầng nhà đảm bảo di chuyển thuận tiện.

      Bu lông liên kết với dầm móng – khung nhà – diềm mái, ốp nóc, máng hứng nước mưa, ống thoát nước mưa.

      Ưu nhược điểm của nhà khung thép lắp ghép:

      Ưu điểm:

      Tính hữu dụng cao: Kết cấu thép với  đặc điểm linh hoạt trong khâu gia công, chế tạo có thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế vì tính cơ động của nó.

      Giá thành thấp: Tổng chi phí để đầu tư một dự án bằng thép thấp hơn so với sử dụng hệ kết bê tông cốt thép.

      Chất lượng cao: Được thiết kế theo tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam và nước ngoài.

      Thi công nhanh: Kết cấu thép tiền chế được gia công sản xuất trước trong nhà máy. Vì thế khi đưa cấu kiện ra công trường lắp dựng chỉ mất 5-10 ngày. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian của chủ đầu tư.

      Chi phí bảo hành thấp

      Nhược điểm:

      Chịu sự ăn mòn bởi tác động của môi trường. Tuy vậy , kết cấu thép thường được sơn chống rỉ, sơn màu để cách biệt với môi trường bên ngoài.

  • Phương pháp thi công:

    – Lắp dựng trên nền bê tông:

    Bước 1: Tạo nền bê tông phẳng, chiều dày từ 80mm đến 100mm. Riêng đối với nhà 2 tầng nền bê tông có thêm khung dầm 200x300mm bao quanh.

    Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, tuỳ theo mặt bằng lắp dựng có thể linh hoạt lắp dựng.

    Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép, lắp đặt hệ thống điện, nước,…

    – Lắp trên nền đất hoặc nền cát:

    Bước 1: Định vị các vị trí khung trụ, khoan xuống nền đất. Sau đó liên kết hệ khung dầm và đạt tấm sàn cho nhà vật liệu nhẹ.

    Bước 2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, linh hoạt lắp dựng tùy theo mặt bằng.

    Bước 3: Hoàn thiện nhà lắp ghép (bao gồm lắp đặt các hê thống điện, nước, thông gió…)

     

     

     

     

     

     

Bản quyền © 2018 thuộc CÔNG TY KẾT CẤU THÉP VSTEEL